BÀI TRUYỀN THÔNG PHÒNG “BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT”

Lượt xem:

Đọc bài viết

          Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, bệnh có thể gây thành dịch lớn và là bệnh rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. bệnh lây lan từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt, con muỗi truyền bệnh là muỗi vằn có tên khoa học Aedes Aegypti. Bệnh xảy ra quanh năm, nhất là mùa mưa, bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn

Đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết, rối loạn đông máu và thoát huyết tương, bệnh nặng diễn tiến đến sốc và có thể gây tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, theo tổ chức y tế thế giới 2009, sốt xuất huyết chia làm 3 giai đoạn đầu tiên là:

– Giai đoạn sốt: thậm chí sốt rất cao 39-40 độ C, sốt cao liên tục, chán ăn nôn buồn nôn, mệt mõi, đau cơ, đau đầu, đau khớp, đau 2 hốc mắt, chấm xuất huyết dưới da niêm.

– Giai đoạn nguy hiểm: từ ngày 3-7 của bệnh, giai đoạn này còn sốt hoặc hết sốt, xuất huyết dưới da, niêm mạc, xuất huyết đường tiêu hóa, đau bụng vùng thượng vị, đau hạ sườn phải.           Trường hợp nặng, bệnh nhân bị thoát huyết tương, gây tràn dịch màng phổi, màng bụng, người bệnh li bì, vật vả, tay chân lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt hoặc huyết áp kẹp đưa đến tình trạng sốc.

– Giai đoạn hồi phục: sau 24-48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, lúc này bệnh hoàn toàn hết sốt, có hiện tượng tái hấp thu dịch mô kẻ vào lòng mạch, bệnh nhân bắt đầu thèm ăn, tiểu được, huyết động học dần ổn định bệnh nhân thấy khỏe dần.

Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng bệnh, chỉ điều trị triệu chứng: như giảm đau và hạ sốt bằng paracetamol, quần áo thoáng mát và lau mát bằng nước ấm, uống nhiều nước Oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa,cam, chanh tránh đừng làm quá chua) hoặc nước cháo loãng với muối, trường hợp nặng cần được xử trí và theo dõi tại bệnh viện.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết là tất cả mỗi người chúng ta cần chung tay góp sức như:

– Dọn dẹp sạch sẽ môi trường xung quanh cho thoáng mát nơi ở, nơi làm việc, nơi học tập, không cho muỗi trú ẩn và phát triển.

– Diệt lăng quăng bằng cách dọn dẹp các vật phế thải xung quanh nhà ở hoặc trường học có chứa nước hoặc đọng nước như gáo dừa, chén bể, vỏ xe, thay nước chậu bông thường xuyên ít nhất 1 tuần một lần, lu hủ, chum vại có chứa nước nên đậy nắp, hoặc thả cá ăn lăng quăng.

– Diệt muỗi bằng vợt muỗi, bằng bình xịt muỗi.

– Ngủ mùng không chỉ ngăn ngừa muỗi đốt gây bệnh mà cả người đang mắc bệnh sốt xuất huyết cũng ngủ mùng để muỗi không đốt đem mầm bệnh truyền sang người khác, mặt áo dài tay quần dài, thoa kem hay tinh dầu chống muỗi đốt.

– Chúng ta hãy cùng nhau kêu gọi:  “Cuối tuần không có lăng quăng, cả tuần không có muỗi”.

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

I/ Định nghĩa : Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.

II/ Đường lây : Bệnh có thể lây truyền truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể gây lây nhiễm cho người khác.

III/ Triệu chứng : Bệnh bạch hầu thường gặp với những triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện bệnh.
Bệnh nhân có thể có dấu hiệu khó thở, khó nuốt. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày. Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt.

Người mắc bệnh bạch hầu khi không được phát hiện và điều trị kịp thời để sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.
Các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là gây viêm họng. Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng do các lớp tế bào bị viêm tạo ra lớp màng bám vào trong vòm họng. Nếu không điều trị, màng bám sẽ lan ra lấp đường hô hấp gây ngạt thở cho người bệnh. Không giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch cầu gây ra viêm họng, nóng, sốt và nguy hiểm là do độc tố của vi khuẩn. Độc tố đó sẽ theo máu và tác động lên các cơ quan chính của cơ thể, có thể gây ra viêm tim, viêm thận hoặc tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.

Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng do các lớp tế bào bị viêm tạo ra lớp màng bám vào trong vòm họng.

IV/ Cách phòng tránh: chúng ta có thể phòng bệnh trong vùng có dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người bệnh,thường xuyên rửa tay bằng thuốc sát khuẩn, Đối với người nhiễm bệnh bạch hầu, cần cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều trị kháng sinh thích hợp, vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn.

Cách phòng bệnh tốt nhất là nên tiêm vaccine cho trẻ. Trẻ nên tiêm vaccine 3 lần khi đủ 2 tháng tuổi, mỗi lần cách nhau 1 tháng (Quivaxem), sau đó nhắc lại một lần nữa vào lúc 18 tháng.
Hãy đi tiêm chủng mở rộng bằng chủng ngừa vaccin bạch hầu.
Khi người dân bị viêm họng nên đi gặp bác sĩ để có cách điều trì phù hợp. Nếu khi khám phát hiện thấy màng giả màu trắng ở vòm họng người bệnh nên tiêm kháng độc tố điều trị để ngăn ngừa biến chứng.